Hôm nay cả nước Phần Lan và cộng đồng mạng xảy ra tranh cãi lớn về việc nữ thủ tướng Marin đi họp bên hội đồng Châu Âu và đồng ý ký vào thỏa thuận trị giá 750 tỷ EUR cứu trợ Corona trong đó hơn một nửa tiền là cho không có rằng buộc gì, một nửa còn lại là cho vay. Nghe nói các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi covid như TBN, Ý, Pháp sẽ được nhận nhiều hơn. Bloomberg viết rằng Ý sẽ nhận được 82 tỉ tiền viện trợ và 127 tỉ tiền cho vay lãi xuất thấp. Vậy là gần 1/3 số tiền đã về tay anh Ý. Đất nước đầu tiên của G8 dám nhận tiền tham dự vào vành đai và con đường BIR của Trung Quốc năm 2019. Tiếp theo Ý, TBN sẽ nhận được 140 tỉ trong vòng 6 năm tới.
Kỳ lạ là mấy nước này GDP thì khổng lồ lại bắt mấy nước nhỏ như Phần Lan, Thụy Điển lấy tên mượn tiền bail out. Phần Lan cùng với khối bốn nước “cần kiệm” gồm có thêm Thụy Điển, Áo, Đan Mạch và Hà Lan ngay từ đầu đã không chịu khoản tiền lớn này. Các nước trong khối tuỳ theo phần của mình sẽ phải gánh một khoản nợ nhất định trong số 750 tỉ. Mình không biết con số chính xác cho Phần Lan, nhưng khối 4 nước họ chỉ ký khi phần trả nợ của họ ở dưới mức 50 tỉ theo Bloomberg.
Người bị ghét nhất trên YLE News hôm nay. True Finn MP Sebastian Tynkkynen
Thủ tướng Phần Lan tự hào là bà đã đàm phán cho Phần Lan xin được 500 triệu € từ khoản cứu trợ này. Bà cũng phát biểu thêm là Phần Lan không thể sống một mình mà phải dựa vào xuất nhập khẩu. Ví dụ bên này lương thực thực phẩm nhập rất nhiều từ TBN và Ý, hai nước có nền nông nghiệp lớn ở Châu Âu, nếu giờ không cho tiền nhỡ bọn họ quay mặt không xuất khẩu cho thì dân Phần Lan cũng mệt mỏi. Phần Lan thừa đất đai, nhưng tuyết lạnh nên từ lâu đã từ bỏ ngành nông nghiệp và nhập khẩu hoa quả và nhiều thứ khác từ nước ngoài. Gì chứ phụ thuộc vào cái ăn thuốc uống là kiểu gì cũng khó nói chuyện.
Bên Đảng đối lập True Finns và National Coalition lập tức đưa ra một vài khiếu nại lên toà án tối cao buộc tội nữ thủ tướng đã vi phạm hiến pháp vượt quyền quốc hội để tự quyết định ký tên vào thỏa thuận tài chính có hậu quả lớn như vậy. Lập luận của bên đối lập là vấn đề về ngân sách này phải được quốc hội thông qua trước. Thêm nữa là thoả thuận cho tiền không rằng buộc sẽ khiến cho các nền kinh tế trì trệ yếu kém và đòi hỏi phải có những thay đổi quan trọng về chính sách kinh tế tài chính sẽ tiếp tục ỷ lại không thay đổi. Nhớ mấy năm trước Châu Âu cũng phải chịu nợ cho mấy anh Hy Lạp, Bồ Đào Nha, TBN, giờ lại tiếp tục không biết sắp tới thuế phải tăng lên bao nhiêu và cắt giảm những khoản nào trong nước để trả nợ nữa đây. Tiền không mọc ra từ cây, người ta vẫn hay nói vậy.
Thủ tướng Sanna Marin
Năm năm trước khi đảng Centre còn lãnh đạo, mình nhớ đảng này còn phải cắt giảm mỗi đứa trẻ mấy euro tiền child benefit để tiết kiệm mấy chục triệu Eur cho phát triển đất nước. Quan điểm mình thì cũng không có vấn đề gì vì một tháng mỗi bé tầm 100€ không phải đóng thuế cũng đã rộng rãi lắm rồi theo thời cuộc hiện nay. Đảng này dù làm được một số điều bên kinh tế nhưng động chạm đến một số đối tượng đặc biệt là thất nghiệp nên sau này bị thù ghét như con ghẻ và sau đó từ vị thế số một giờ lặn mất tăm trong bảng xếp hạng. Bà bộ trưởng tài chính là người của Đảng này mấy tháng trước không chịu thông qua thỏa thuận thế là bị bên ủng hộ chơi cho một vụ phải từ chức. Bà này xuống một cái là mọi thứ được thông qua luôn. Thời kỳ này thật khó để đứng giữa một vấn đề.
Phần Lan dân số chỉ có hơn 5 triệu, GDP thì nhỏ, covid thì kiệt quệ, số người thất nghiệp cao hơn 100 nghìn người so với cùng kỳ năm ngoái. Các quỹ thất nghiệp bị quá tải phải tăng thời gian xét duyệt hồ sơ. Với chính sách chi tiền thất nghiệp rộng rãi như ở đây, mình có suy nghĩ không biết lấy tiền đâu ra để trả cho qua thời kỳ này. Vậy mà giờ phải ôm thêm cục nợ từ các anh cả Châu Âu nữa.
Tuần này nhà mình mua bốn hộp nhỏ Tây Ban Nha thì cả bốn hộp đều bị hỏng không ăn được mấy quả. Loại nho màu đen sậm này nhìn qua lớp túi bóng kính trong hộp không thể nhìn ra được bị hỏng. Thậm chí về rửa đi thì chỉ thấy một số quả rụng rời bị mốc, nhưng đến khi ngắt từng quả ra mới biết tất cả đều đã hỏng bên trong. Ở bên này trong siêu thị thường bán nho Tây Ban Nha và châu Phi. Lâu lâu có một loại nho Ý quả to ngọt nhưng lại có hạt nên giá chỉ có từ 1 € tới 2.99€. Nho TBN thì tầm hơn 5€/kg. Vậy là tuần này nhà mình mất tới gần 12€ cho số nho bị hỏng đó. Kỳ lạ là mùa hè rất khó để mua nho ngon từ TBN. Mình đi ba chợ lớn S, K và Lidl mấy tuần nay nho đều có vấn đề. Mất tiền mua nho của TBN và giờ sắp tới lại lo khoản nợ nữa…
(Ảnh từ Yle news)
Để lại một bình luận